Cây thanh tâm giúp tâm hồn thanh tịnh, đem lại sự bình yên sau một ngày mệt mỏi. Cây rất được ưa thích sử dụng để làm cây phong thủy hay làm quà tặng bạn bè trong các dịp đặc biệt.
Contents
Cây thanh tâm – Cây cảnh phong thủy
Đặc điểm của cây thanh tâm
Là cây thân thảo, mọc thành từng bụi.
Nhìn qua cây thanh tâm có ngoại hình khá giống với câytrầu bà khác biệt hơn cả là màu lá của cây. Lá cây to, dày và khá rộng có hình giống trái tim nhưng phía đầu thuôn dài như mũi mác. Lá có màu xanh đậm và bóng mượt.
Cách nhân giống cây thanh tâm
Hiện nay cây thanh tâm đang rất được ưa chuộng và có thể tìm mua ở bất cứ nhà vườn nào. Hoặc cũng rất đơn giản để nhân giống một chậu cây như ý muốn cho gia đình mình hoặc làm quà cho bạn bè.
Đây là loại cây rất dễ trồng và rất dễ sống, ta có thể trồng theo hai cách là trồng trong đất hoặc theo phương pháp thủy canh.
Nếu trồng trong đất ta có thể tách chồi và trồng vào trong đất.
Đất yêu cầu cần phải tơi xốp không bị úng nước có nhiều mùn, nếu có thể nên bỏ thêm một ít phân B1 hoặc NPK. Sau đó đặt ở nơi thoáng gió, ánh sáng tối và thành quả đạt được sẽ rất tuyệt vời.
Đối với phương pháp thủy canh ta chỉ có thể trồng trước trong đất rồi sau đó tách rễ đem rửa sạch và để vào trong bình. Không được trồng trực tiếp chồi bào bình, như thế chồi sẽ bị thối.
>>Xem thêm: cây cau vàng, cây vạn niên thanh, cây kim phát tài, cây đại hồng môn
Chăm sóc như thế nào để có một chậu thanh tâm luôn tươi tốt và khỏe mạnh?
Cũng như nhiều loại cây khác yếu tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng của chúng bao gồm : ánh sáng, đất, nước và phân bón.
Cây thanh tâm là loại cây ưa bóng nên không cần lo lắng khi đặt trong nhà hay trong văn phòng rằng chúng sẽ bị thiếu ánh sáng. Chỉ cần chú ý không đặt cây dưới ánh mặt trời trực tiếp khiến cây bị cháy nắng hoặc thiếu sức sống. Đôi khi trời nắng nhẹ ta nên mang cây ra ngoài sẽ tốt cho sự phát triển của cây.
Đây là loại cây sinh trưởng và phát triển mạnh nên có nhu cầu nước khá lớn, lá cây xum xuê khiến lượng nước thoát ra rất nhiều. Cần phải chú ý bổ xung lượng nước thường xuyên cho cây.
Đối với cây trồng trong nước ta phải thường xuyên thay nước cho cây và không được để lượng nước trong bình cạn kiệt. Khi thay nước ta phải rửa sạch những rễ bị thối đẻ kích thích cây sinh trưởng và tạo nhiều rễ mới.
Cây trồng theo phương pháp thủy canh thường dễ mắc bệnh hơn so với cây trồng trong đất. Khi đó ta nên tách cây ra khỏi chậu nước rửa sạch gốc và đem trồng vào trong đất để cây có thể phục hồi tốt.
Với những kiến thức trên hi vọng sẽ giúp chậu cây thanh tâm của bạn luôn phát triển tốt.